Quantcast
Channel: Cách làm SEO
Viewing all articles
Browse latest Browse all 129

21 Bước SEO Audit giúp bứt phá 200% Traffics [Update 2019]

$
0
0

Xin chào mọi người, tôi là Vương Nguyên Bình.

Tuần trước, sau khi đăng bài viết về SWOT Analysis anh Nam Lê có đề nghị tôi chia sẻ 1 bài về Audit Website. Tại bài viết này tôi sẽ hướng dẫn CHI TIẾT phương pháp SEO Audit, phiên bản được cập nhật để áp dụng trong năm 2019, sau hàng loạt biến động vào cuối năm ngoái.

Đây cũng là phương pháp giúp tôi tăng trưởng được 12.24% người dùng từ tìm kiếm (~27% traffics) chỉ sau 15 ngày thực hiện quy trình.

Và tôi tin rằng, nó cũng sẽ giúp bạn gia tăng lưu lượng truy cập không kém.

Đáng lưu ý là tôi luôn đưa mọi thứ trở về đơn giản nhất có thể, nên dù bạn không quá giỏi về kỹ thuật hoặc SEO cũng thực hiện được.

#01 Đồng nhất phiên bản website

Lỗi cơ bản thường gặp là trùng lặp nội dung website do các phiên bản khác nhau không được đồng nhất. Rất đáng tiếc đây là một lỗi rất nghiêm trọng.

ví dụ:

  • https://tenmien.com
  • https://www.tenmien.com
  • https://tenmien.com
  • https://www.tenmien.com
  • https://mobile.tenmien.com
  • https://demo.tenmien.com

Tuy nhiên, xử lý vấn đề này có thể giải quyết đơn giản bằng việc chuyển hướng 301 toàn bộ dữ liệu sang một phiên bản, và tôi chọn https://tenmien.com

#02 Xử lí các page rác

Hãy quên đi việc xây dựng hàng ngày vài content với những Update mạnh mẽ trong 2018, điều đó chỉ khiển cho bạn tốn thời gian, công sức và ngân sách.

Ngay cả Google cũng nói rằng nội dung nhiều hơn không làm cho website của bạn tốt hơn.

Chưa kể, quá nhiều bài viết còn làm cho việc quản lý khó khăn hơn, tốn nhiều tài nguyên hơn.

Nhất là các page rác…

Các page rác thường là các page dạng

  • Các page tự sinh do lỗi coding.
  • Archive pages:  Trang lưu trữ
  • CateHãy quên đi việc xây dựng hàng ngày vài content với những Update mạnh mẽ trong 2018, điều đó chỉ khiển cho bạn tốn thời gian, công sức và ngân sách.Ngay cả Google cũng nói rằng nội dung nhiều hơn không làm cho website của bạn tốt hơn.Chưa kể, quá nhiều bài viết còn làm cho việc quản lý khó khăn hơn, tốn nhiều tài nguyên hơn.Nhất là các page rác…

    Các page rác thường là các page dạng

    • Các page tự sinh do lỗi coding.
    • Archive pages:  Trang lưu trữ
    • Category hoặc tag dạng demo hoặc được tạo ra do mất kiểm soát với biên tập content.
    • Search result pages: Trang kết quả tìm kiếm
    • Trang thông tin đã cũ, không còn tác dụng trong thời điểm hiện tại.
    • Trang demo, trang mẫu hoặc bản nháp.
    • Các loại nội dung mỏng, dưới 50 từ
    • Các trang bị trùng lặp. Dạng này thường bị do trước đây SEO các từ khóa quận, huyện (Địa điểm) hoặc trùng lặp do sản phẩm có cấu hình gần tương đương
      • Vd trùng lặp địa điểm: chuyển nhà quận Hoàng Mai, chuyển nhà quận Hoàn kiếm…
      • Vd trùng lặp sản phẩm: Iphone 8 đen, Iphone 8 hồng…

    Hãy sử dụng Google Analytics và Search Console để kiểm tra các page có traffics dưới 100 trong vòng 90 ngày qua.

Sử dụng Screamming Frog để check lại các page có content mỏng, sau đó xóa đi các page cũ, không có truy cập hoặc chuyển hướng/gộp page đối với các page nội dung trùng lặp hoặc nội dung mỏng…

#03 Điều chỉnh lại URL

Đường dẫn (Url) ngắn sẽ tốt cho SEO hơn đường dẫn dài

Lý do dễ hiểu thôi!

Bạn hãy xem, tenmien.com/seo-audit và tenmien.com/category/2019/02/toi-uu-cho-website cái nào sẽ tốt cho người dùng hơn?

Ngoài ra trong một bài phỏng vấn Matt Cutts của Google có gợi ý việc sử dụng tối đa 5 từ trong url.

Một nguồn khác đáng lưu ý là nghiên cứu từ Backlinko về mối liên quan giữa số lượng ký tự trên url và vị trí trung bình trên kết quả tìm kiếm Google. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, url càng ngắn càng có vị trí tốt hơn.

Tuy nhiên,

Một số url nguyên bản thường có thêm các tiền tố, hậu tố (prefix) không mong muốn hoặc có các dấu tiếng Việt dễ dẫn đến lỗi đường dẫn hoặc rối.

Ngoài ra một yếu tố thường gặp là do để tự động bắt tiêu đề bài viết chuyển thành url nên đường dẫn không tối ưu người dùng.

Tìm danh sách bài viết và URL này bằng 3 phương pháp

  • Site:Domain
  • Google Analytics
  • Screamming Frog

#04 Kiểm tra website có thân thiện với phiên bản Mobile

SEO mobile đang rất quan trọng tại thời điểm hiện tại.

Hãy nhớ!

Google đã cập nhật thuật toán mobile-first indexing nhằm ưu tiên các phiên bản website di động.

Chưa kể khối lượng người dùng tìm kiếm thông qua thiết bị di dộng đã vượt qua máy tính, bạn không tin?

Hãy check thử trong Google Keyword Planner, ngoài ra trong một bài viết của Search Engine Land đưa ra số liệu 60% truy vấn tìm kiếm tại US đến từ thiết bị di động.

Hãy sử dụng ngay tín hiệu ranking.

Thậm chí còn có một tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng.

hơn nữa năm 2018 Google còn tung ra bản update mạnh mẽ khiến cho yếu tố này còn quan trọng hơn.

3 Công cụ tôi sử dụng để đo lường tốc độ gồm

  • https://www.webpagetest.org/
  • https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
  • https://gtmetrix.com/

 

#07 Giải quyết các lỗi chỉ mục

Có một số page không được lập chỉ mục do lỗi thẻ meta hoặc robots.txt

Cần sử dụng Sreamming Frog để kiểm tra.

#08 Update các page cũ

Do thay đổi thời gian, sản phẩm,  kiến thức,  hình ảnh, sẽ có những bài viết đã cũ khiến cho nội dung của bạn bị giảm tương tác.

Bạn sẽ chọn bài viết nào?

Hãy tìm và cập lại những bài viết để tăng tương tác người dùng đối với những nội dung như vậy.

#09 Cấu trúc Website & Silo

Cấu trúc website không chỉ để truyền sức mạnh thông qua các liên kết nội bộ (link juice) mà quan trọng hơn, nó cần phải đảm bảo giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin.

Ngoài ra những cập nhật về Rankbrain trong 2018, Google sử dụng liên kết để đánh giá mức độ liên quan của bài viết đến từng chủ để, và và ngữ cảnh.

Nên bạn cần lưu ý

  • Xây dựng cấu trúc silo và liên kết nội bộ theo nhóm các bài viết tương đồng, liên quan.
  • Tối ưu cấu trúc theo nguyên tắc 3Click.
  • Tạo nguyên tắc noffollow đến những trang không cần thiết, như trang giới thiệu, liên hệ….

#10 Tối ưu hóa tiêu đề, mô tả và Sapo trùng lặp.

 

Không thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan trọng của tiêu đề và mô tả SEO, nhất là khi Google sử dụng UX Signal là một trong 3 yếu tố xếp hạng quan trọng.

Tiêu đề & mô tả SEO giúp website tăng tỉ lệ CTR, còn có người cho rằng nếu viết nội dung đầu tư 20% thì tiêu để phải đầu tư 80%

Hãy xem,

Nếu website của bạn có CTR tốt hơn, Google sẽ đưa lên vị trí cao hơn

Ngước lại, nếu lại CTR của bạn thấp thì rất dễ bị “tụt” xuống.

Vậy bạn đã hiểu tầm quan trong của tiêu đề và mô tả rồi chứ?

#11 Ưu tiên tối ưu landingpage chính

Lựa chọn những landingpage chính có nhiều traffics từ tìm kiếm và tối ưu từng bước như sau:

 

  • So sánh lưu lượng truy cập 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đánh giá xu hướng.
  • Kiếm tra vị trí từ khóa ranking & mật độ từ khóa
  • Kiểm tra các loại thẻ, tag, text, content đã tối ưu chưa?
  • Kiểm tra xem landingpage có phù hợp với nhu cầu người dùng (User Intent).
  • Kiểm tra tương tác người dùng trên page gốm time on site, boucer rate, page per view…
  • Bao gồm từ khóa của bạn trong thẻ tiêu đề của bạn
  • Bao gồm từ khóa của bạn trong 100 từ đầu tiên
  • Bổ xung bài viết dài hơn, tốt nhất nên có 1,800 từ nhưng viết câu văn ngắn và đoạn nhỏ.
  • Thêm 3-5 liên kết tham chiếu bên ngoài là các trang uy tín và liên quan tới nội dung landingpage.
  • Thêm 3-5 liên kết nội bộ, liên quan tới nội dung landingpage.
  • Sử dụng từ khóa LSI + Semantic trong landingpage.
  • Sử dụng Subtite là các thẻ Heading 2 và 3, nhớ thêm câu từ làm nổi bật.
  • Sử dụng hình ảnh và đồ họa bắt mắt.
  • Cuối cùng thêm Featured Snippets.

#12 Tối ưu page chứa keyword vị trí 5 – 20 có CTR thấp

Tương tự như landingpage chính, các page chứa keyword có thứ hạng trung bình từ 05 đến 20 nếu tối ưu tốt sẽ phát sinh traffics nhanh.

 

Hãy bắt đầu bằng việc tối ưu Tiêu đề và Mô tả SEO, vì CTR của bạn đang thấp, tiếp đó thực hiện các bước như #11

#13 Xây dựng thêm các content chất lượng.

Đến bước này bạn gần như hoàn thành phần Onpage, bạn cần một chút “thuốc nổ” để làm bật tung traffics mà không cần dùng bất cứ backlinks nào.

Ở đây tôi muốn nói tới các bài viết chất lượng cao, có khả năng tạo traffics và kích hoạt những page khác.

Đây là ví dụ,

Tôi lựa chọn một chủ đề khá đơn giản, nhưng tìm kiếm trung bình và xây dựng 1 bài viết, trong đó có links tới các page khác.

Top1 nhanh chóng, vượt qua hàng loạt ông lớn như lozi, foody, zingnews…

Kha khá lượt chia sẻ (sử dụng Sharecount để check)

Ngay cả khi, có những website khác copy lại họ cũng đạt top 2 với bài viết của tôi 😀

Bạn thấy đơn giản không?

Chỉ cần nhớ

  • Sáng tạo content dạng checklist, how to hoặc nghiên cứu follow tác giả

MẸO: Hãy viết nội dung sâu hơn (dài hơn, hữu ích hơn) và tối ưu theo Topic (chủ đề) thay vì từ khóa

#14 Đánh giá tổng thể traffics

Để nắm được những vấn đề kìm hãm tăng trưởng của website, nhất định bạn phải biết được “sức khỏe” của website ra sao.

Bắt đầu đơn giản

Hãy khoanh vùng và so sánh traffics từ 90 ngày, 180 ngày vừa qua so với 1 năm trước với mỗi page và tìm hiểu lý do tăng và giảm traffics.

Mẹo: Hãy viết lịch sử công việc để tham chiếu khi có biến động về traffics

Thông thường sẽ có một số lý do như sau:

  • Tăng giảm do xu hưởng của ngành, lĩnh vực bạn kinh doanh
  • Tăng giảm vị trí từ khóa hoặc số lượng từ khóa ranking => Lượng hiển thị/CTR… Với trường hợp này hãy kiểm tra xem bạn có bị phạt không?
  • Theo dõi các update thuật toán đến từ Google.

#15 Sử dụng các Công cụ Audit Website tự động.

Nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn nữa về Audit thì có thể sử dụng một số SEO tool giúp audit như

Site Audit của Ahrefs

Website Auditor của SEO PowerSuite

 

SEObility

Và đặc biệt là chia sẻ của Tiến Anh mà tôi thấy khá hay,  rất nên tham khảo

#16 Đối thủ có nguồn traffics đến từ đâu?  Kênh nào?

Hẳn bạn cũng biết rằng Backlinks nếu có clicks (hoặc traffics qua links) dù là nofollow hay dofollow đều chất lượng.

Vậy hãy xem đối thủ của bạn có được nguồn traffics từ đâu của ít nhất 5 đối thủ, sử dụng Similarweb  bạn sẽ có ý tưởng gia tăng traffics.

#17 Kiểm tra mật độ anchor text

Một trong những lỗi thường gặp khi xây dựng liên kết là tối ưu hóa quá mức do nhồi nhét anchor text vào backlink.

Điều đáng nói,

Các công thức chung về mật độ anchortext trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo, vì tỉ lệ này còn phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực đang SEO để đưa ra mức độ phù hợp.

Cách đơn giản nhất để kiểm tra là sử dụng ahref đo lường mật độ anchortext của bạn và so sánh với những đối thủ lớn cùng lĩnh vực.

#18 Backlinks Profile

Backlinks vẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO, dù nhiều người cho rằng mức độ backlinks đã giảm đi rất nhiều.

Vì vậy cần kiểm tra lại backlinks profile để ngăn chặn các backllinks ảnh hưởng tiêu cực đến website hoặc bổ xung thêm backlinks.

Cần theo dõi cơ bản chỉ số backlink profile sau

  • Số lượng Ref-Domain, kèm danh sách và chỉ số DR, DA của các domain links tới website của bạn.
  • Số lượng backlinks cũng như chất lượng backlinks trỏ tới.
  • Mức độ liên quan từ những backlinks.

#19 Kiểm tra và loại bỏ Brokenlinks

Brokenlinks (links gãy) là một thảm họa, nó tác động tiêu cực đến website.

Việc của bạn là kiểm tra và loại bỏ chúng.

#20 Nghiên cứu backlinks của ít nhất 5 đối thủ mạnh nhất.

Một trong những phương pháp đơn giản để xây dựng backlink là nghiên cứu nguồn backlink từ đối thủ.

Tôi thường sử dụng kết hợp Moz để thực hiện nghiên cứu này.

4 Bước thực hiện như sau:

  • Check domain tổng thể. Xem lượng Refdomain & Domain Authority
  • Kiểm tra số lượng & chất lượng backlinks.
  • Kiểm tra các domain rác và loại bỏ.
  • Nghiên cứu, lựa chọn những trang liên quan, có độ tin cậy cao để khai thác.

#21 Social + Brand

Social Media không được Google coi là một yếu tốt xếp hạng trực tiếp.

Nhưng khoan.

Ở đây có một số nghiên cứu  cho thấy độ liên quan giữa vị trí xếp hạng và sự hiện diện website trên Social

Có vẻ Google Rankbrain sử dụng tín hiệu các mạng xã hội để tham chiếu một phần độ lớn của thương hiệu (nếu có thời gian tôi sẽ nói sâu hơn về vấn đề này).

Có thể hiểu rằng, việc hiện diện trên Social càng nhiều thì khả năng lên top càng cao.

Chưa hết,  trong một bài viết của WordStream họ đưa ra nghiên cứu khác cho thấy việc thúc đẩy thương hiệu giúp gia tăng tỉ lệ CTR.

#BONUS

Bonus #1:Relaunching Content

Chắc bắn bạn sẽ bất ngờ với việc quảng bá và chia sẻ lại những nội dung đã cũ, nhất là những nội dung đã thành công từ trước.

Hãy chú ý, các điểm mũi tên là sau khi tôi chia sẻ lại bài viết.

Bonus #2: Nghiên cứu Keyword từ trang đối thủ.

Sử dụng chức năng content Gap của Ahrefs để tìm những từ khóa tiềm năng mà bạn không có, trong khi đối thủ đang làm tốt.

Hy vọng chia sẻ này của tôi sẽ giúp bạn cải thiện thứ hàng từ khóa và Bùng Nổ traffics trong năm 2019!
Hãy chia sẻ trải nhiệm của bạn với chúng tôi nếu có kết quả nhé!
Thêm nữa, Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy để lại comment, tôi sẽ trả lời bạn ngay

Chúc bạn thành công

Vương Nguyên Binh

21 Bước SEO Audit giúp bứt phá 200% Traffics [Update 2019]
4 (80%) 2 bình chọn

The post 21 Bước SEO Audit giúp bứt phá 200% Traffics [Update 2019] appeared first on Dao tao SEO, Đào tạo SEO, Học SEO - VietMoz Education.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 129

Trending Articles